THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ GIẤY PHÉP KINH DOANH

  • Ngày đăng: 27/05/2022
  • Lượt xem: 261

Bất cứ doanh nghiệp nào khi đăng kí thành lập doanh nghiệp đều cần phải hoàn thành hai loại giấy tờ pháp lý là giấy chứng nhận doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Bài viết sau đây SIS sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin để chuẩn bị làm thủ tục giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.

1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - giấy phép kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 luật doanh nghiệp 2014: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của giấy chứng nhận là nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được cấp khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.

 Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp thủ tục bắt  buộc khi mở doanh nghiệp

Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp thủ tục bắt buộc khi mở doanh nghiệp

2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký của 2 loại giấy tờ

Đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

1. Chuẩn bị Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp ( Ví dụ: Điều lệ công ty, danh sách các thành viên, bản sao các giấy tờ thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các chứng thực cá nhân hợp pháp khác, …).

3. Thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

4. Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.

5. Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

1. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị; Giấy chứng nhận doanh nghiệp bản sao; Các văn bản chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh;

2. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

4. Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp; hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Thời gian có hiệu lực của từng loại giấy chứng nhận

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Trên đây là những nội dung cơ bản về hai loại giấy tờ pháp lý khi các doanh nghiệp muốn bắt đầu kinh doanh. SIS hy vọng qua bài viết này bạn nắm rõ được về hai loại giấy tờ cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp và kinh doanh.

Nếu Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ mua phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:

 

CÁC BÀI VIẾT TIN TỨC KHÁC

Bắt đầu ngay hôm nay

Xây dựng và phát triển Doanh nghiệp của bạn cùng hơn 5.000 dự án đã thành công tại S.I.S Việt Nam

Liên hệ ngay

Lên đầu trang
0912.210.210