CÁC BƯỚC XỬ LÝ KHI HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO BỊ MẤT THEO QUY ĐỊNH

  • Ngày đăng: 11/06/2022
  • Lượt xem: 471

Một trong những chứng từ kế toán quan trọng của mọi đơn vị kinh doanh là hóa đơn đầu vào. Trong quá trình làm việc với các loại hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn đầu vào, kế toán thường không tránh khỏi một số trường hợp bị mất hóa đơn đầu vào. Vậy sau khi hóa đơn đầu vào bị mất , doanh nghiệp cần có những biện pháp xử lý như thế nào và mức phạt khi bị mất cho từng trường hợp cụ thể là bao nhiêu? Cùng SIS tham khảo bài viết dưới đây.

1. Hóa đơn đầu vào bị mất nên xử lý như thế nào?

Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC về việc xử lý hóa đơn đầu bị mất được thực hiện như sau:

Bước 1: Kế toán hai bên lập biên bản ghi nhận sự việc

 Trong biên bản ghi rõ liên 1 của người bạn khai, nộp thuế trong thời gian nào

 Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện

 Đóng dấu trên biên bản

 Bước 2: Người bán in liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện pháp luật và đóng dấu lên bản sao giao cho bên mua.

Người mua được phép sử dụng hóa đơn bản sao liên 1 có đóng dấu này là chứng từ hợp pháp để hạch toán và kê khai thuế.

Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.

Bước 3: Lập báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn nộp cho cơ quan thuế

Đối với trường hợp bên thứ ba làm mất hóa đơn thì bên thuê bên thứ ba phải chịu trách nhiệm và xử phạt. Bên nào làm mất thì bên đó làm Báo cáo, có thể làm trên phần mềm HTKK.

Các bước xử lý khi mất hóa đơn đầu vàoCác bước xử lý khi mất hóa đơn đầu vào

2. Quy định mức phạt đối với hóa đơn đầu vào bị mất

Theo quy định tại Điều 25, Nghị định 25/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn áp dụng mức phạt như sau:

  • Phạt cảnh cáo: Đối với trường hợp khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 1-5 ngày tình từ ngày hết hạn khai báo theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền từ 1 triệu đồng - 4 triệu đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn 1-5 ngày kể từ ngày hết hạn khai báo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
  • Phạt 4 triệu đồng - 8 triệu đồng đối với hành vi:
    • Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn 6 ngày trở lên tính từ ngày hết hạn khai báo theo quy định.
    • Không thực hiện khai báo về việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được phần nào những thông tin về cách xử lý cũng như mức phạt đối với việc bị mất hóa đơn. Doanh nghiệp nên chuyển sang sử dụng các phần mềm có những chức năng quản  lý các loại giấy tờ hay hóa đơn điện tử để tránh được các sai sót.

 

Nếu Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ mua phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:

CÁC BÀI VIẾT TIN TỨC KHÁC

Bắt đầu ngay hôm nay

Xây dựng và phát triển Doanh nghiệp của bạn cùng hơn 5.000 dự án đã thành công tại S.I.S Việt Nam

Liên hệ ngay

Lên đầu trang
0912.210.210