TỔNG HỢP CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP NĂM 2022

  • Ngày đăng: 04/06/2022
  • Lượt xem: 473

Tùy vào ngành nghề, doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với các loại thuế khác nhau. Có 4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp cơ bản sau: Thuế môn bài, thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Cùng tìm hiểu qua 4 loại lệ phí, thuế mà doanh nghiệp phải nộp dưới đây.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2022Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2022

 1. Lệ phí (thuế) môn bài

Lệ phí môn bài là khoản tiền doanh nghiệp phải nộp hàng năm khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, dựa trên số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc doanh thu (với hộ và cá nhân kinh doanh).

Các mức thu lệ phí của thuế môn bài như sau:

- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;

- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

>>> Mức nộp và cách nộp lệ phí môn bài với hộ kinh doanh 2022

Lưu ý: 

  • Thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh
  • Nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không phải doanh nghiệp nào cũng phải đóng lệ phí môn bài, một số trường hợp doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài được quy định cụ thể.

2. Thuế GTGT

Là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả khi mua bán, sử dụng. Dù vậy, người trực tiếp tiến hành nghĩa vụ đóng thuế với Cơ quan thuế lại là doanh nghiệp, đơn vị sản xuất,…

Hai phương pháp tính thuế Gía trị gia tăng: 

- Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra–Thuế GTGT đầu vào

- Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT= GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

 3. Thuế TNDN

Là loại thuế được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, trừ đi những khoản chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật thuế TNDN. Tất cả doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải nộp thuế TNDN khi phát sinh thu nhập.

Theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC, kể từ ngày 01/01/2014, mức thuế suất thuế TNDN là 20% hoặc là 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng DN.

Cách tính thuế: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế TNDN * Thuế suất

Lưu ý: 

  • Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ áp dụng thuế suất 22%.

>>> GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NĂM 2022

 4. Thuế TNCN

Là loại thuế doanh nghiệp nộp thay cho người lao động tại công ty, được tính theo từng tháng, kê khai theo tháng hay quý và quyết toán theo năm.

Ngoài ra, còn có một số loại thuế khác dựa theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, như:

Thuế tài nguyên; Thuế xuất nhập khẩu; Thuế bảo vệ môi trường; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Trên đây là một số thông tin mà SIS đã tổng hợp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp mà Quý độc giả cần nắm bắt để vận hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Nếu Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ mua phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:

CÁC BÀI VIẾT TIN TỨC KHÁC

Bắt đầu ngay hôm nay

Xây dựng và phát triển Doanh nghiệp của bạn cùng hơn 5.000 dự án đã thành công tại S.I.S Việt Nam

Liên hệ ngay

Lên đầu trang
0912.210.210