CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH
- Ngày đăng: 28/05/2022
- Lượt xem: 842
Sau khi thành lập hộ kinh doanh hoặc nhận GPKD, các chủ hộ kinh doanh vừa thành lập nắm bắt được các công việc cần làm để tránh bị xử phạt không nên có. Bài viết này của SIS sẽ giúp cho chủ hộ kinh doanh vừa thành lập nắm bắt được các công việc cần làm.
Chủ hộ kinh doanh lưu ý những thủ tục cần thiết sau khi đăng ký
1. Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:
Việc đầu tiên cần làm của chủ hộ kinh doanh mới là kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký. Nếu phát hiện sai lệch, hộ kinh doanh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đính chính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký.
2. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu:
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tùy thuộc đối tượng cụ thể mà chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ khác nhau:
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán;
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
- Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
3. Treo biển hiệu kinh doanh:
Việc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính chỉ bắt buộc đối với các loại hình doanh nghiệp (theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020). Đối với hộ kinh doanh, việc bắt buộc gắn tên hộ kinh doanh tại trụ sở chính không được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP (theo Điều 88). Như vậy, hộ kinh doanh không bắt buộc phải treo biển tại trụ sở chính giống như doanh nghiệp.
4. Mở tài khoản ngân hàng công ty:
Để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử ngày khi hộ đi vào hoạt động, và cần thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Việc cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử là điều tất yếu sau khi thành lập hộ kinh doanh.
5. Đăng ký chữ ký số, thực hiện nộp thuế điện tử
Hiện nay, nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số để hỗ trợ trong công việc báo cáo, kê khai thuế và thuế điện tử, thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu.
Tương tự như tài khoản ngân hàng, một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng một chữ ký số chỉ dùng cho một doanh nghiệp.
6. Làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử
Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, hạn cuối bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020. Để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải có:
-
Chữ ký số (token);
-
Phần mềm HTKK để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và kết xuất XML
-
Quyết định sử dụng hóa đơn và hóa đơn mẫu scan đính kèm file word để nộp qua mạng.
Bạn có thể tham khảo thêm quy định mới về hóa đơn điện tử sau đây:
>>> Quy định mới về hóa đơn điện tử: Những điều Doanh nghiệp cần biết về TT78
Tìm hiểu chi tiết về phần mềm Kế toán - Thuế dành riêng cho Hộ Kinh doanh SIS HKD tại:
https://phanmemketoansis.sis.vn/danhchohokinhdoanh
Nếu Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ mua phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:
- Fanpage: www.facebook.com/PhanmemketoanSISVN
- Zalo: zalo.me/1342865692358366846
- Hotline: 0912.210.210
- Email: phanmem@sis.vn
CÁC BÀI VIẾT TIN TỨC KHÁC
Bắt đầu ngay hôm nay
Xây dựng và phát triển Doanh nghiệp của bạn cùng hơn 5.000 dự án đã thành công tại S.I.S Việt Nam
Liên hệ ngay